In trang: 


BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Đăng ngày:1/12/2017 2:58:27 PM bởi admin

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

I. CHẨN ĐOÁN:

A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

1.  Bệnh sử cần nghĩ đến COPD khi:

a.  Ho mạn tính: thường liên tục trong một ngày, ít khi về đêm.

b.  Khạc đàm mạn tính.

c.  Có những đợt viêm phế quản cấp tái diễn.

d.  Khó thở: tiến triển tăng dần theo thời gian, tồn tại liêu tục, tăng lên khi gắng sức và sau mỗi đợt nhiễm khuẩn hô hấp.

e.  Tiền sử hút thuốc lá (thường từ 20 gói/năm trở lên) hay sống trong môi trường ô nhiễm khí thở.

Đơn vị gói/năm = (số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 x số năm hút

thuốc).

2.  Khám lâm sàng và cận lâm sàng:

a.  Các triệu chứng thực thể tùy theo mức độ bệnh, rõ ở giai đoạn nặng:

-   Biến dạng lồng ngực kiểu hình thùng.

-   Co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ ngơi.

-   Giảm thông khí ở phổi.

-   Các triệu chứng của suy tim phải.

b.Xquang ngực: có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, tăng áp động mạch phổi.

c.ECG: có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ phải, thất phải.

d.Khí máu động mạch: có thể phát hiện giảm oxy, có hay không kèm theo tăng CO2.

3.  Chức năng hô hấp:

Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định: FEV1/FVC < 70% sau dùng

thuốc dãn phế quản. (FEV1: thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây. FVC: dung

tích sống gắng sức).

B. Chẩn đoán phân biệt: hen phế quản, suy tim xung huyết, dãn phế quản, lao phổi.

V. XỬ TRÍ ĐỢT CẤP COPD:

A. CHẨN ĐOÁN:

Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở,

tăng ho, và/hoặc tăng lượng đàm, khiến bệnh nhân phải thay đổi cách đều trị thường ngày.

B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

Viêm phổi,  thuyên tắc phổi, tràn khí hoặc tràn hịch màng phổi, suy tim, loạn

nhịp tim, chấn thương ngực, tác dụng phụ của thuốc an thần hoặc thuốc ức chế

beta.

C. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CẤP COPD:

Mức độ

Tiêu chuẩn

Đánh giá

Nhẹ

(1)

Trung bình

(2)

Nặng

(3)

B ện h  sử:

-  Có bệnh đồng phát (*)

-  Tiền sử các đợt cấp  trong 3 năm cuối

-  Mức độ nặng của COPD

Không

< 1 lần/năm

Giai đoạn I

Có thể có

1 lần/năm

Giai đoạn II

> 1 lần/năm

Giai đoạn III-IV

K h ám  thực  th ể:

-  Tri giác

-  Nhịp thở (lần/phút)

-  Co kéo cơ hô hấp phụ

-  HA tối đa

-  Các triệu chứng còn sau trị liệu ban đầu

Bình thường

<30

Nhẹ

Bình thường

Hết

Bình thường

30 – 35

Trung bình Bình thường Còn ít

Rối loạn tri giác

>35 hoặc <18

Nặng

< 90mmHg Không đáp ứng hoặc tăng lên

Chú thích: (*) Suy tim xung huyết, bệnh mạch vành, tiểu đường, suy gan, suy thận.

D. ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP COPD:

- Thuốc dãn phế quản

- Corticosteroid

- Kháng sinh khi có bội nhiễm

- Oxy

F. PHÂN LOẠI Y LỆNH THEO I TRONG ĐT CẤP ĐIU TR TRONG BỆNH VIỆN

Đợt cấp COPD

Nhẹ (TD1)

Đợt cấp COPD

Trung bình (TD2)

Đợt cấp COPD

Nặng (TD3)

Mạch, huyết áp, nhịp thở,

SpO2

Sáng – chiều

Tri giác, mạch, huyết áp,

nhịp thở, SpO2

Sáng – chiều – tối

Tri giác, mạch, huyết áp,

nhịp thở, SpO2

Mỗi 6 giờ

G. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN ĐỢT CẤP

1. Tốt:

-    Lâm sàng cải thiện: bệnh nhân bớt khó thở, mức độ co kéo cơ hô hấp phụ giảm,

nhịp thở giảm, triệu chứng thực thể tại phổi giảm.

-    SpO2 ≥90%.

2. Xấu:

-    Lâm sàng không cải thiện hoặc có khuynh hướng xấu hơn (chuyển độ nặng).

-    SpO2  <90%.

H. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN ĐỢT CẤP COPD

-    Nhu cầu thuốc dùng dãn phế quản tác dụng ngắn đường hít không quá 6 lần/ngày.

-    Bệnh nhân có thể đi lại trong phòng.

-    Không bị thức giấc vì khó thở.

-    Lâm sàng ổn định trong vòng 24 giờ.

-    SpO2 ổn định trong 24 giờ.

-    Bệnh nhân và người nhà hiểu biết cách dùng thuốc đúng.

-    Kế hoạch chăm sóc và theo dõi tại nhà đã hoàn tất (điều dưỡng, nguồn cung cấp oxy bổ sung như máy tạo oxy, chuyên gia dinh dưỡng nếu cần).

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM Y TẾ TUY ANIn trang: