Lịch sử thành lập và phát triển TTYT huyện Tuy An

admin03/01/2025 02:37 PM

Bệnh xá huyện Tuy An (mật danh là Y 13), tiền thân của TTYT huyện Tuy An, được thành lập vào tháng 02 năm 1963 tại xã An Lĩnh do đồng chí Bùi Văn Tựu, Đặng Giảng và sau đó là đồng chí Hồ Xuân Thâu phụ trách.

Tháng 10.1965 đồng chí Hồ Xuân Thâu được cử đi học lớp Y sĩ do Ban Dân y Khu V đào tạo và Y sĩ Trọng được điều động về thay.

Đến tháng 10.1966, đồng chí Thâu mãn khoá lớp Y sỹ thì lại được điều động về lại Bệnh xá huyện Tuy An vì đồng chí Trọng đã hy sinh, Bác sĩ Huỳnh Thị Kim Huê về Bệnh xá Tuy An từ tháng 6.1966, chuyên phụ trách công tác điều trị.

Tháng 10.1970, Y sĩ Thâu được điều đi thành lập trạm xá Hành lang giao thông, thì Bệnh xá huyện Tuy An do Bác sĩ Huê phụ trách.

Đến năm 1972, bác sĩ Huê được chuyển về Ban Dân y Phú Yên, thì Y sĩ Bùi Văn Tựu thay.

Nhân viên bệnh xá có khoảng 13, 14 người, chủ yếu là nữ, từng công tác ở đây có các đồng chí Măng Cư, Nguyễn Trung Trực, Lê Thị Chưa, Y sĩ Hường, Y sĩ Long, DS Nguyễn Thị Minh Huê, Y tá Nguyễn Thị Hoàng Lan, Y tá Nguyễn Thị Chín, Y tá Phê, Y tá Thuỷ, Y tá Nguyễn Thị Vy, Y tá Trực, Y tá Vỹ, Y tá Tân, Y tá Giác, cô Hoa làm cấp dưỡng, anh Tỳ làm bảo vệ…

Địa bàn đứng chân là vùng giáp ranh giữa ta và địch ở vùng đồi núi Dinh Bà thuộc đất Sông cầu; từ năm 1966 do đặc điểm tình hình chiến sự diễn ra ác liệt, để giữ an toàn đơn vị, kịp thời cứu chữa thương bệnh binh ở các tuyến, các mũi nên đã nhiều lần di chuyển đi nhiều địa bàn khác nhau như Vùng 7 xã An Định, sau đó chuyển tiếp đến các vùng khác nhau của các xã An Nghiệp, An Xuân, An Lĩnh. Thậm chí có lúc còn di chuyển đến vùng giáp ranh với huyện Sơn Hoà. Địa bàn hoạt động của Bệnh xá Y 13 Tuy An chuyển đến gồm các xã ở miền núi Tuy An đều có địa hình nhiều đồi đá trọc, cây thưa thấp nên việc bảo vệ đơn vị, cất dấu TBB gặp nhiều khó khăn, gian khổ.

Chức năng của Bệnh xá Y 13 là một đơn vị y tế phục vụ tuyến 2 trong chiến đấu có nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung, xử lý cấp cứu thương bệnh binh cho các đơn vị đứng chân trên địa bàn như Tiểu đoàn 85, Đại đội 202 Trinh sát, Đại đội 25 Đặc công, Đại đội pháo của Tỉnh, Đại đội 50 Công binh, Đại đội 24 Đặc công nước hoặc các đơn vị được tăng cường của bộ đôi chủ lực như Trung đoàn Hưng Đạo,Trung đoàn Ngô Quyền và phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân vùng giải phóng thuộc địa bàn phía bắc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngoài ra còn làm công tác đào tạo cứu thương tại chổ kịp thời chi viện cho tuyến bạn có yêu cầu; phòng chống dịch bệnh; vừa tăng gia sản sản sản xuất tự cung, tự cấp, vừa phải bí mật xuống cơ sở thu mua, vận động chuyển thuốc nam, trang thiết bị y tế, lương thực để phục vụ cho công tác để nuôi dưỡng thương bệnh binh còn kết hợp tham gia làm nhiệm vụ chính trị, công tác dân vận để mở rộng vùng giải phóng tại địa bàn, xây dựng căn cứ địa cách mạng, LLVT và bán vũ trang.

Từ khi thành lập đến năm 1975, đơn vị đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ, trong đó độc lập tác chiến chống càn 12 trận, diệt và làm thương 52 tên giáp. Nhiều chiến công của quân và dân Tuy An lập nên trong kháng chiến chống Mỹ có phần đóng góp lớn cho bệnh xá Y13, trong đó có thể kể đến trận chiến chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chiến dịch mùa hè Bắc Phú Yên từ ngày 17/6/1966 đến ngày 30/6/1966 tại địa đạo Gò Thì Thì Thùng xã An Xuân. Đơn vị cũng đã tham gia, phân phối quân y trạm nghiên cứu thuật, trạm sơ cứu để tổ chức các trận đánh lớn, thiết lập nhiều chiến công vang dội ở bão Ông Trợ Xã An Định, trận kích tập phía nam cầu Ngân Sơn. Với những thành tích trên, bệnh đã 3 lần phong tặng Huân chương giải phóng hạng 3 (1968, 1969 và 1970), năm 2010 được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND trong chiến đấu chống Mỹ cứu nước.

- Bố phòng: gài 270 quả mìn, lựu đạn các loại, đào 180 hầm chông; đào 320 hầm tránh phi pháo, hầm cất giấu thương bệnh binh, lương thực, thực phẩm, thuốc men; Vót trên 150.000 cây chông và bố phòng; Thu mua trên 14.000 ký thuốc men, bông băng, dụng cụ, trang thiết bị y tế phục vụ cứu chữa, điều trị TBB; Tăng gia sản xuất tự túc thu được trên 20 tấn lúa, gần 50 tấn sắn, bắp, 15 tấn thịt, cá, rau quả các loại phục vụ cho TBB và CB,NV đơn vị; Cứu chữa, điều trị, nuôi dưỡng trên 3.500 lượt cán bộ, bộ đội và nhân dân…

Qua nhiều lần di chuyển địa bàn làm việc, cũng như các lần bị bọn địch tràn vào khu vực Bệnh xá đập phá tan tành tất cả những gì chúng thấy và phục kích lại ở đó 5 ngày liền. Cán bộ nhân viên bệnh xá phải nhịn đói, nhịn khát, còn TBB phải ăn lương khô. Trong những lần di chuyển và chiến đấu chống địch đánh phá có một số cán bộ nhân viên của Bệnh xá đã anh dũng hy sinh để bảo vệ TBB, trong đó có 2 liệt sỹ hy sinh đang trong lúc làm nhiệm vụ, đó là:

1. Đồng chí Đặng Giảng, y sỹ, đảng viên, hy sinh năm 1968 tại xã An Thọ, Tuy An trong khi phục vụ TBB trong chiến dịch mùa xuân 1968.

2. Đồng chí Nguyễn Thị Liên, y tá, hy sinh năm 1968 tại vùng 2 xã An Xuân, Tuy An trong lúc chuyển.

Măc dù, chịu nhiều mất mát, gian khổ, thương tật và hy sinh, nhưng ở đâu, thời điểm nào, cán bộ nhân viên Bệnh xá Y 13 Tuy An vẫn kiên trì, bám trụ địa bàn, không hề nao núng, run sợ, tiếp tục tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, che chở, di chuyển, khiêng cõng, bảo vệ che dấu, nuôi dưỡng, điều trị thương bệnh binh, không ngại hy sinh, gian khổ, tất cả cùng một chí hướng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, khắc phục mọi khó khăn nguy hiểm, một lòng, một dạ bảo vệ thương binh, không để một người nào, một TBB nào rơi vào tay giặc. Có thể nói, nếu không có tinh thần cách mạng kiên trung của y, bác sĩ và nhân viên thì Bệnh xá Y 13 Tuy An đã bị xoá sổ sau những trận càn ác liệt như vậy.

Những thành tích nổi bật trong kháng chiến chống Mỹ đã được khen thưởng:

- Huân chương giải phóng hạng 3 (theo Quyết định số 25 ngày 25/3/1968 của đoàn Chủ tịch UBTƯMTDTGP miền Nam, Việt Nam, số bằng 3824).

- Huân chương chiến công giải phóng hạng 3 (theo Quyết định số 35/95 ngày 20/12/1969 vào sổ vàng số 3978B).

- Huân chương chiến công giải phóng hạng 3 của Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền nam Việt Nam (theo Quyết định số 49/95 ngày 20/12/1970 vào sổ vàng số 464).

- Bệnh xá Y 13 sau này đã được Chủ tịch nước tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân theo QĐ số 211/QĐ/CTN, ngày 22/02/2019.

Sau ngày giải phóng Phú Yên, Bệnh xá Y13 được tiếp quản cơ sở Bệnh xá của Ngụy quyền tại thôn Phú Tân xã An Cư và xây dựng thành Bệnh viện huyện Tuy An đồng chí Bùi Văn Tựu phụ trách, với cơ sở vật chất còn lại không có gì đáng kể, chỉ còn vài ba chiếc giường sắt cũ kỹ… Nhiệm vụ mới đặt ra cho cán bộ nhân viên Bệnh xá Y13 lúc này là tiếp tục tiếp nhận, thu dung điều trị cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện từ năm 1975 cho đến năm 1980. Sau đó được sự quan tâm đầu tư của ngành Y tế, chính quyền địa phương đã xây dựng và nâng cấp thành Bệnh viện đa khoa huyện Tuy An.

Năm 1983 được tổ chức Uniceff tài trợ, bệnh viện được xây dựng cơ sở mới tại Thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, bác sĩ Tô Nhiên làm Trưởng phòng Y tế, kiêm Giám đốc bệnh viện; sau đó là Bác sĩ Trần Văn Tý làm Giám đốc TTYT huyện Tuy An, tiếp theo là Đ/c Phạm Tấn Vinh quyền Giám đốc TTYT, BS Nguyễn Văn Tài, BS Phùng Thị Ngọc Bích phụ trách TTYT.

Từ năm 2005, Trung tâm Y tế huyện Tuy An được chia thành 03 bộ phận: Bệnh viện đa khoa huyện Tuy An (Đ/c Nguyễn Hồng Sơn làm Giám đốc); TTYT Dự phòng huyện Tuy An (Đ/c Bùi Quang Ngọc làm Giám đốc) và Phòng Y tế huyện Tuy An, quản lý y tế tuyến xã (Đ/c Nguyễn Văn Tài làm Trưởng phòng). 

Đến năm 2017, TTYT huyện Tuy An được thành lập theo Quyết định số: 2993/QĐ-UBND, ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Phú Yên v/v Thành lập Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Y tế (lúc này TTYT đã quản lý trạm y tế xã, thị trấn) và Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế (BS Phạm Minh Hữu, PGĐ SYT, kiêm Giám Đốc TTYT huyện).

Đến tháng 7/2017 DS. Nguyễn Hồng Sơn làm Giám đốc, đến tháng 12/2022 BS Nguyễn Thành Trung, làm PGĐ Phụ trách TTYT.

Qua các lần chia tách và sáp nhập, cũng như thay đổi cơ quan chủ quản, hiện nay TTYT huyện Tuy An thực hiện bao gồm hệ điều trị, dự phòng, Dân số và phát triển, quản lý hoạt động y tế xã, YTTH…và được chuyển giao về UBND huyện quản lý theo QĐ số 1681/QĐ-UBND, ngày 09/12/2024.

Qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, từ một cơ sở nhỏ phục vụ trong chiến đấu với số lượng nhân lực rất ít, ngày nay TTYT phát triển mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp và trưởng thành vượt bậc, cụ thể:

1. Mô hình tổ chức của TTYT huyện Tuy An hiện nay gồm:

- Các Phòng chức năng: Gồm có 04 phòng chức năng (Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch nghiệp vụ-Điều dưỡng; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Dân số-TT-GDSK và Y tế cơ sở).

- Các Khoa chuyên môn: 08 khoa chuyên môn: (Khoa KSBT và  HIV/AIDS; Khoa YTCC-ATTP-DD; Khoa Khám bệnh-RHM-Mắt-TMH-Cấp cứu-HSTC và chống độc; Khoa Nội tổng hợp; Khoa YHCT-PHCN; Khoa Ngoại–Phẩu thuật–GMHS-CSSKSS và phụ sản; Khoa Dược-TTB-VTYT; Khoa Xét nghiệm-CĐHA).

- 14 Trạm Y tế xã; 85/89 y tế thôn và 89/89 Cộng tác viên dân số

2. Về nhân lực:

Hiện có: 314 người, trong đó: Biên chế: 300 VC (trong đó: Điều trị: 114; DP: 38; DS: 5; YTTH: 46); Hợp đồng: 14 (Điều trị: 12; DP: 01; Dân số: 01)

3. Trình độ chuyên môn:

BS: 52 (CKII: 05; CK I: 10; Đa khoa: 10); Ys: 48; Ds: 24 (CK I: 02; ĐH: 03; CĐ: 19); CNĐD: 18; CĐ: 41; CNHS: 03; CĐHS: 37; CNKTV: 07; CĐKTV: 03; CNYTCC: 04; ĐH khác: 112; CĐ, TH khác: 13. Số còn lại là Hộ lý, Y công, Lái xe và cán bộ khác.

4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất

- Trang thiết bị y tế cơ bản đầy đủ để phát triển các kỹ thuật, dịch vụ y tế của tuyến huyện và một số kỹ thuật cao hơn;

- Cơ sở vật chất từ tuyến huyện đến xã: hầu hết được xây dựng, sữa chữa mới hàng năm, khang trang, đảm bảo phục vụ công tác khám, chữa bệnh và sinh hoạt.

Với mô hình tổ chức, mạng lưới Y tế cơ sở, nhân lực và trình độ chuyên môn hiện nay đã cơ bản triển khai tốt công tác khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch…đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.

Các hoạt động nổi bật về chuyên môn trong giai đoạn sau 30/04/1975 và thời kỳ đổi mới:

Với thế hệ con, em lớp sau đã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của lớp cha anh, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Một số hoạt động chuyên môn nổi bật:

- Công tác phòng, chống dịch:

Triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch SXH, Tay-Chân-Miệng…đặc biệt trong đại dịch Covid-19, đã kịp thời tham mưu và triển khai thực hiện tốt các hoạt động về chống dịch Covid-19 như: giám sát, truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin, phục vụ chuyên môn tại các khu cách ly. Đặc biệt, TTYT được thành lập là cơ sở Bệnh viện dã chiến, đã tiếp nhận và điều trị, tính đến 25/12/2023,  toàn huyện có: 6.290 ca nhiễm; tiếp nhận thu dung điều trị trên 1.200 ca nhiễm Covid-19; F0 CLTN: 4965 ca

Việc tham mưu và tổ chức tốt các hoạt động về phòng, chống dịch, đã khống chế đại dịch Covid-19, góp phần ổn định cuộc sống người dân và phát triển xã hội.

- Công tác khám, chữa bệnh và triển khai các kỹ thuật mới:

Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Đã đưa các trang thiết bị y tế mới vào sử dụng trong điều trị (máy giúp thở, máy truyền dịch, máy sốc điện, bơm tiêm điện, phế dung kế, lồng ấp…) và triển khai thực hiện cơ bản các kỹ thuật, dịch vụ y tế theo quy định của tuyến huyện và phát triển một số kỹ thuật mới, cao hơn như: Kỹ thuật nhổ răng khôn mọc lệch ngầm; Nội soi dạ dày xét nghiệm HP bằng test nhanh; Xét nghiệm rối loạn đông máu; Xúc rửa dạ dày loại bỏ chất độc qua hệ thống kín; điều trị áp lạnh cổ tử cung; Phẩu thuật Nội soi ruột thừa viêm, Phẫu thuật ngón tay cò súng (ngón tay bật); Chiếu đèn trong điều trị vàng da sơ sinh; Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, triển khai X quang kỹ thuật số, sử dụng máy C-arm trong điều trị bảo tồn xương; nội soi Tai – Mũi – Họng; các kỹ thuật trong điều trị bằng YHCT - PHCN: Cấy chỉ, điện châm, thủy châm, sóng ngắn, laser, điện xung, bó thuốc ...

Những danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng từ sau 30/04/1975 và thời kỳ đổi mới

Trong những năm sau 30/04/1975 và thời kỳ đổi mới, TTYT huyện Tuy An có những hoạt động nổi bật và thành tích đạt được như hầu hết các năm đều đạt Tập thể lao động xuất sắc. Bệnh viện đa khoa Tuy An được 2 lần thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (2005, 2007), năm 2008 Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao động hạng 3 và nhiều tặng nhiều bằng khen của Bộ Y tế và UBND Tỉnh Phú Yên./.

Tin cùng chuyên mục